Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Nguồn gốc Karate

Cái sự oánh nhau với chim hạc mà ngộ ra pho võ công thần diệu thì quả là nghệ thuật phỏng sinh học của người xưa đã đạt trình độ xuất thần nhập hóa. Suy cho cùng các cụ ngày xưa không phỏng sinh học thì phỏng cái gì. Lúc đó lấy đâu ra ti vi mà đòi phỏng Lý tiểu long, phỏng Jackie chan hay Mike tyson cho nên các cụ phỏng linh tinh cũng là điều dễ hiểu.
Môn võ nào muốn vang danh thiên hạ cũng phải có kỳ nhân đại diện. Bạch hạc quyền cũng vậy, Kỳ nhân đại diện cho môn này là anh chàng đào tường khoét ngách có tên là Phan gì gì. Do dùng tay đào đất nhiều nên ngón tay của anh chàng này to đặc biệt nên được giang hồ kêu bằng Phan đại thủ. Một hôm phan đại thủ đào hầm chui vào một ngôi cổ tự ở phúc kiến kiếm chác. Trong đêm tối lò mò thế nào đá ngay phải con hạc đồng ở chân điện thờ. Con hạc đổ xuống nhưng chẳng may cái mỏ mổ đúng mắt Phan đại thủ làm cho chàng ta lòi luôn pha. Sư trụ trì vốn là đệ tử của bạch hạc môn thương tình không báo công an. Ngẫm thấy trùng hợp với cái sự đánh nhau với hạc của Phương sư tổ nên trụ trì gữi đại thủ lại thuốc thang. Đại thủ tá túc lại chùa và học thêm nghề thuốc. Y học cổ truyền trung hoa vốn rộng lớn và thần diệu. Đại thủ say mê nghiên cứu và chẳng mấy chốc thành tài. Trụ trì thấy đại thủ tinh nhanh bèn truyền luôn công phu của bạch hạc phái. Võ công này trong tay trụ trì thì chẳng uy lực gì nhưng rơi vào tay đại thủ thì hoàn toàn khác hẳn. Dã sử kể rằng sau khi sở đắc ngũ  hạc quyền công Phan đại thủ trở thành giang hồ vô đối thủ. Những kẻ đại đạo dâm tặc bị Phan đại thủ chụm tay mổ phát vào đầu là hồn về chín suối ,trợn mắt thăng thiên. Có người kể lại những huyền tích rằng Phan Đại thủ có thể đả thương rồi hẹn ngày chết cho đối thủ.Có thể đối thủ kia bị say bia mà chết đúng ngày hẹn nhưng y học cổ truyền kết hợp với công phu Bạch hạc đã tạo nên Kỹ thuật đả huyệt khủng khiếp của Phan đại thủ là điều không còn nghi ngờ gì nữa.
Từ đó Bạch hạc môn phát dương quang đại truyền sang tận malaisia. Phan đại thủ về già thì  chán oánh nhau quay sang viết sách. Ông mưu đồ diễn biến hòa bình phản thanh phục minh nên chú tâm nghiên cứu nghệ thuật quân sự. Ông viết nên cuốn võ bị chí 240 chương, trong đó nêu đầy đủ nghệ thuật quân sự như công thủ thành, hành quân đánh trận….,mấy chương cuối ông viết về y học cổ truyền và công phu bạch hạc phái. Cuốn sách này được bán rẻ như cho nhưng dân phúc kiến thời đó ít người biết chữ nên sách ế chỏng chơ. Tiếc rẻ, Phan đại thủ đành phải bán với giá giấy vụn cho bọn tàu buôn đồ sành sứ làm giấy bọc hàng.
Hàng sành sứ phúc kiến xuất khẩu sang tận okinawa. Lúc đó đảo này nghèo mạt rệp, trình độ dân trí thấp kém mọi rợ. Báo đài điện đóm internet dĩ nhiên không có. Môn võ duy nhất ở đảo này do mấy tay du côn nghĩ ra để choảng nhau có tên là ti toe. Môn ti toe này vớ gì choảng nấy, liềm cắt cỏ, giằng cối xay, điếu cày, gậy gẩy rơm… vươn vươn Một võ sư môn ti toe tên là Hiagaonna Kanryo một hôm phát hiện thấy giấy gói hàng sành sứ phúc kiến mà mình vừa mua có mấy đồ hình lạ mắt như này này
[IMG]http://i889.photobucket.com/albums/ac99/nguyendangbinh/bubishi/QiJiguang2.jpg[/IMG]
[IMG]http://i889.photobucket.com/albums/ac99/nguyendangbinh/bubishi/QiJiguang3.jpg[/IMG]
[IMG]http://i889.photobucket.com/albums/ac99/nguyendangbinh/bubishi/ShaolinZhangKZ.jpg[/IMG]
[IMG]http://i889.photobucket.com/albums/ac99/nguyendangbinh/bubishi/Taijiquan.jpg[/IMG]
Hiagaonna Kanryo bèn thu thập toàn bộ giấy gói hàng của chiếc tàu buôn và ghép lại được bộ sách võ bị chí hầu như hoàn chỉnh. Không thèm quan tâm đến các chương về quân sự và y tế, Hiagaonna Kanryo chú tâm vào nghiên cứu võ công Bạch hạc viết trong đó. Võ công này được chép trong tám câu kệ sau
Nhản quan tứ diện
Nhỉ thính bát phương
Phùng cương tắc nhu
Phùng nhu tắc cương
Ngộ không tắc nhập
Ngộ môn tắc quá
Tất tu nội dụng thôn thổ phù trầm

Ngoại dụng cương nhu tương tể chi biến hóa.
Hiagaonna Kanryo hò la tập trung anh em đạo hữu là Myagi,Tatsuo Shimabuku và mấy anh bạn rượu tận tâm nghiên cứu đồ hình và câu kệ rồi sau đó kết hợp với môn titoe của mình phát triển thành môn võ mới lấy tên là cương nhu karate. Tám câu kệ trên được phát triển thành tâm pháp của tám bài quyền của môn phái karate là các bài
saifa
Seiyunchin
Shisochin
Sanseru
Sepai
Kururunfa 
Seisan
Suparinpei 
Về sau, Các cao thủ của karate là Miagi, Nakama lần mò dò dẫm sang tận phúc kiến học thêm được hai bài luyện nội công là bài sanchin và tensho. Dã sử kể rằng bài sanchin đọc theo âm phúc kiến là sănchim vốn là bài quyền luyện nội công do Phương sư tổ nghĩ ra. Phụ nữ phúc kiến hồi đó mặc những cái váy to đùng nặng trịnh trịch như này
[IMG]http://i889.photobucket.com/albums/ac99/nguyendangbinh/vahmong.jpg[/IMG]
Cho nên mỗi khi leo ruộng bậc thang phải dùng tay nâng váy lên rồi thở hổn hà hổn hển. Bài sănchim sinh ra từ đó. Bài đó qua okinawa thì thành ra như này .
Về sau một Tiến sĩ đại học là Ông Funakoshigichin mang các kỹ thuật trong võ bị chí xào xáo nấu nướng viết nên cuốn karate kyohan làm tiền đề cho môn karate hiện đại ngày nay.