Mục đích của
bài quyền cổ
Từ thời còn
ăn lông ở lỗ, con người đã biết chế ra binh khí để sinh tồn. Thiên nhiên không
phú cho con người hàm răng sắc như ông chó sói hay cặp sừng nhọn như ông bò tót
hay bộ vuốt bén như ông hổ do vậy họ, những người tiền sử phải chế cho mình những
binh khí ngõ hầu có thể chiến đấu với thiên nhiên hoang dã.
Phải khẳng định
rằng võ thuật sinh ra từ thực tế chiến đấu. Cũng phải khẳng định rằng thực tế
chiến đấu xưa kia là dùng binh khí. Không có sử liệu nào về những cuộc chiến
tay không của hai đội quân. Cũng không có quốc gia nào bảo vệ hay mở rộng lãnh
thổ của mình bằng võ tay không. Lão thợ thơ nào đó viết rằng:
Từ thủa mang
gươm đi mở cõi.
Ngàn năm
thương nhớ đất Thăng long.
Các cụ thấy
chưa, rõ ràng là gươm nhé. Nếu ngày xưa mà dùng quyền anh đi mở cõi thì lão thợ
ấy hẳn phải viết thế này.
Từ thủa đeo
găng đi mởi cõi
Ngàn năm
thương nhớ đất Thăng long.
Vô số tranh ảnh
cổ thời xưa vẽ người chiến binh đều mang binh khí
Như vậy lịch
sử ra đời của võ thuật là lịch sử của binh khí chứ không phải võ tay không. Và
do vậy việc huấn luyện binh khí cho binh
sĩ là điều tối quan trọng cho bất cứ đội quân nào. Việc huấn luyện ấy phải từ dễ
đến khó. Đầu tiên phải dậy binh lính sử dụng binh khí vô hình đó chính là quyền
pháp. Sau đó sẽ đến binh khí giả như kiếm gỗ. Sau khi thành thạo thì mới luyện
với binh khí thật. Hãy tưởng tượng cụ là Lâm giáo đầu. Cụ phải huấn luyện cho
hàng ngàn lính sử dụng kiếm. Nếu không đi từ dễ đến khó thì những người lính
kia có thể tuột tay văng kiếm hoặc chem vào nhau trên thao trường.
Ngày nay cũng
vậy. Một anh bạn hiện đang là giáo viên trường DH cảnh sát kể với nhà cháu rằng
để tập bắn sung ngắn quân dụng, học viên phải tập nâng sung vô hình và sau đó
nâng viên gạch lên ngang vai hàng tháng cho quen tay. Cuối cùng mới tập cầm
sung thật.
Nếu từng học
lái ô tô hẳn các cụ đều biết trước khi lái xe thật thì người ta phải tập trên
ca bin điện tử.
Lái tầu thủy
hay máy bay cũng đều có những cabin mô phỏng như vậy. Đây chính là tiếp cận vấn
đề theo trình tự từ dễ đến khó.
Trở lại với vấn
đề quyền pháp. Các cụ lưu ý quyền pháp ở đây là những bài quyền cổ từ xa xưa
truyền lại chứ không phải mấy bài quyền nhăng nhít của các võ sư cao ba nhá mới
nghĩ ra đâu nhé. Các bài quyền cổ này có tính năng tương tự cabin điện tử vậy.
Do đó, nó không dùng để đánh nhau tay không. Mọi ứng dụng phân thế của nó đều
khiên cưỡng và không có thật. Nhà cháu cho rằng các võ sư sáng tạo ra karate đã
bị nhầm lẫn hoặc bị bọn tầu nó lừa.
Thực tế cho
thấy cứ võ phái nào có quyền pháp thì võ phái đó oánh nhau trên đài dở ẹc. Vấn
đề ở đây là người ta đã nhầm lẫn về chức năng của quyền pháp. Nhưng nếu nhét
vào tay một người tập karate truyền thống một thanh kiếm và nhét vào tay một
ông quyền anh hay quyền thái một thanh kiếm và cho hai ông lên đài thi đấu sinh
tử thì nhà cháu nhất định xuống tiền cửa ông karate.