Võ cổ truyền
ra đời như thế nào
Từ thời còn ăn lông ở lỗ, con người đã biết chế ra binh khí để
sinh tồn. Thiên nhiên không phú cho con người hàm răng sắc như ông chó sói hay
cặp sừng nhọn như ông bò tót, hay bộ vuốt bén như ông hổ. Do vậy những người tiền
sử phải chế cho mình những binh khí ngõ hầu có thể chiến đấu với thiên nhiên
hoang dã.
Trong quá trình đấu tranh sinh tồn đó, các phương pháp sử dụng
binh khí được đúc rút, truyền thụ và từ đó võ thuật ra đời.
Theo dòng chảy lịch sử, các cuộc chinh phạt mở đất giữa những bộ
lạc, rồi những quốc gia liên tục xảy ra. . Những cuộc chiến giữa con người với
thú dữ dần chuyển sang những cuộc chiến giữa những đạo quân người với người Sau
hàng ngàn năm chinh chiến, những binh khí mới ra đời và những kỹ năng sử dụng
binh khí càng được hoàn thiện.
Phải khẳng định rằng võ thuật sinh ra từ thực tế chiến đấu. Cũng
phải khẳng định rằng thực tế chiến đấu xưa kia là dùng binh khí. Không có sử
liệu nào về những cuộc chiến tay không của hai đội quân. Cũng không có quốc gia
cổ đại nào bảo vệ hay mở rộng lãnh thổ của mình bằng võ tay không.
Lão thợ thơ nào đó viết rằng:
Từ thủa mang gươm đi mở cõi.
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long.
Nếu ngày xưa mà dùng MMA đi mở cõi thì lão thợ ấy hẳn phải viết
thế này.
Từ thủa đeo găng đi mởi cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long.
Để sử dụng binh khí, các
bài tập về thể chất và tinh thần được đúc rút và truyền thụ. Các kỹ năng sử
dụng binh khí được hoàn thiện.
Các phương pháp sử dụng binh khí đó chính là võ cổ truyền.
Võ cổ truyền
được lưu giữ qua các thế hệ như thế nào?
Võ cổ truyền được lưu truyền và luyện tập từ thế hệ này qua thế hệ
khác cho đến tận ngày nay. Để tránh tam sao thất bản, người xưa hệ thống và gói
gém các kỹ thuật đó vào các bài quyền. Các bài quyền chính là xương sống của
nền võ học của tiền nhân. Mỗi võ phái khác nhau sở hữu những kỹ thuật sử dụng
binh khí khác nhau và do vậy hệ thống quyền pháp của họ cũng khác nhau. Để
tránh bị đối phương nhòm ngó học lén, binh khí trong các bài quyền bị lược bỏ
và các kỹ thuật sử dụng binh khí khác nhau được pha trộn trong các bài quyền.
Ứng dụng thực sự của các kỹ thuật trong bài quyền thường được các chưởng môn
truyền thụ trực tiếp cho đệ tử để bảo toàn tính bí mật. Hệ thống quyền pháp là
phương án hết sức thông minh của tiền nhân. Nhờ có nó, võ cổ truyền sẽ tồn tại
mãi mãi.
Võ cổ truyền
trong thời hiện đại
Khi súng ống ra đời, võ cổ truyền dần mai một và không được vun
đắp. Nhưng võ cổ truyền vẫn được luyện tập thông qua hệ thống các bài quyền. Và
cũng theo thời gian, người ta dần quên đi giá trị đích thực của nó. Nhiều võ sư
thời hiện đại luyện tập các kỹ thuật võ cổ truyền cho rằng hệ thống quyền pháp
tiền nhân để lại đó là kỹ năng chiến đấu tay không. Họ cho rằng tay chân là sự
thu ngắn của binh khí. Trong một chừng mực nào đó, điều đó đúng. Những kỹ thuật
lấy từ quyền pháp có thể hiệu dụng đối với người chưa từng luyện võ. Nhưng nếu
họ mang những kỹ thuật ấy đi thi đấu trên võ đài với những môn võ hiện đại
thiết kế cho việc sô lô tay không như MMA thì chắc chắn thảm bại.
Tại sao vậy
Bởi rõ ràng võ cổ truyền không được thiết kế cho những trận chiến
sô lô tay không. Võ cổ truyền được thiết kế cho những chiến binh sử dụng binh
khí trên chiến trường, nơi có hàng ngàn đao kiếm đang đâm chém tơi bời, hàng
vạn mũi tên đang bay vun vút.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaPhân tích rất hợp lý, cảm ơn bác chủ.
Trả lờiXóa