Ngoại trừ những
nguyên nhân do bệnh lý thì sáu nguyên nhân dưới đây là những nguyên nhân chính
gây ra đau cơ, khớp cho võ sinh:
(1) Không khởi động đầy đủ và đúng cách.
(2) Thời gian tập luyện quá dài hoặc quá thường
xuyên,
(3) Lượng vận
động quá nặng.
(4) Quá ít thời
gian hồi phục cho các khớp xương, dây chằng, cơ bắp,
(5) Tập luyện
những kỹ thuật phản khoa học.
(6) không bổ
xung đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tôi xin phân
tích từng nguyên nhân một.
Khởi động
không đầy đủ và đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây đau cơ khớp ở võ sinh. Ở
nhiều võ đường, võ sư chỉ hướng dẫn cho võ sinh đứng ngoáy cổ ngoáy tay,ngoáy
mông ép dẻo dăm mười phút là xong. Đại khái dư lày:
Rất nhiều võ
phái sở hữu những bài khởi động khác nhau mang nặng đặc thù của bản môn.
Khó có thể định
nghĩa một bài khởi động nào là hoàn hảo bởi vì nó lien quan chặt chẽ tới yếu tố
phù hợp với cá nhân người tập. Tuy nhiên, nhìn chung nó phải là bài đạt được những
tiêu chí sau:
Tăng nhiệt độ cơ bắp - Một cơ được làm ấm sẽ co một cách mạnh
mẽ hơn và thả lỏng một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, khả năng rách cơ được giảm
thiểu.
Tăng nhiệt độ cơ thể -Làm tăng độ đàn hồi cơ bắp. làm giãn
mạch máu và do đó tăng lưu lượng máu.
Nâng cao hiệu quả làm mát - Bằng cách kích hoạt các cơ chế tản
nhiệt tự nhiên trong cơ thể (mồ hôi) võ sĩ có thể làm mát cơ thể hiệu quả và
giúp tránh bị quá nóng trong luyện tập hay thi đấu.
Tăng Nhiệt độ của máu - Nhiệt độ máu chỉ tăng khi nó được
bơm qua các cơ bắp đã được làm nóng, và khi nhiệt độ máu tăng, lượng oxy nó có
thể giữ bị giảm đi. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng lớn oxy được cung cấp
tới các cơ bắp, do đó nâng cao độ bền và hiệu suất và trương lực cơ.
Thay đổi nội tiết tố - cơ thể sản xuất các hormone khác nhau và có trách nhiệm
điều tiết sản xuất năng lượng. Trong quá trình khởi động sẽ tạo kích thích tố
làm cho nhiều carbohydrate và axit béo được sãn xuất để biến đổi thành năng lượng
vận động.
Chuẩn bị tinh thần – Khởi động cũng là một phương cách tốt
để chuẩn bị tinh thần cho một buổi luyện tập cũng như thi đấu.Nó xóa đi những
âu lo đời thường, tăng cường tập trung của võ sĩ.
Những yếu tố
còn lại như:
(2) Thời gian
tập luyện quá dài hoặc quá thường xuyên,
(3) Lượng vận
động quá nặng.
(4) Quá ít thời
gian hồi phục cho các khớp xương, dây chằng, cơ bắp,
Là những yếu tố mang nặng tính cá nhân hay nói
theo chuyên ngành thể thao là “phân biệt đối xử” Với cùng một lượng vận động
thì cá nhân này coi là muỗi còn cá nhân kia thì hết hơi. Với cùng một thời gian
thả lỏng thì võ sĩ A hồi phục 100% còn võ sĩ B vẫn nằm thở khò khè. Sự phân phối
lượng vận động, thời gian và cường độ vận động cũng như thời gian hồi phục hoàn
toàn cho võ sinh phải được thiết kế dựa trên những chỉ số về sinh học của chính
họ qua những bài tập thử nghiệm. Những huấn luyện viên giầu kinh nghiệm có thể
phán đoán chính xác tình trạng tới ngưỡng vận động của võ sĩ thông qua đánh giá
về sắc mặt, nhịp thở và tâm lý. Để có cái nhìn khoa học và toàn diện hơn thì những
trung tâm gà nòi thường có những máy móc hiện đại để đánh giá. Phát minh mới nhất
trong lĩnh vực này là của Canada. Họ cấy chip vào da của VDV và con chip này
lien tục thông tin về tình trạng sinh học tới máy chủ. Qua đó, họ xây dựng
chính xác những bài tập cho võ sĩ.
Vaì chỉ số
cho các cụ tham khảo:
Nhịp tim tối đa:
Là chỉ số mà dựa trên đó các cụ xây dựng cho mình lộ trình tập
luyện và thả lỏng thích hợp. Chớ có đẩy nhịp tim lên quá chỉ số lày.
Cách tính đơn giản là:
Nhịp tim tối đa = 220- tuổi của các cụ.
Chỉ số VO2max:
VO2max là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tổng hợp chức năng tim mạch – hô hấp của cơ thể. Những VĐV ưu tú, VO2max tương đối đạt 83 – 85ml oxy/1kg trọng lượng. Ngừoi không luyện tập chỉ số trên chỉ còn một nửa.
VO2max là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tổng hợp chức năng tim mạch – hô hấp của cơ thể. Những VĐV ưu tú, VO2max tương đối đạt 83 – 85ml oxy/1kg trọng lượng. Ngừoi không luyện tập chỉ số trên chỉ còn một nửa.
Nếu các cụ hứng thu tìm hiểu thì hỏi tay gúc. Nhà cháu mỏi tay
rồi. Lần sau nhà cháu sẽ phân tích về yếu tố luyện tập phản khoa học trong võ
thuật
Ban the ma van viet bai ha anh. Bai nai em thich.
Trả lờiXóaNếu tập võ để đánh nhau thì không nên khởi động, nếu khởi động thì cơ bắp quen trạng thái tăng dần cường độ, đến lúc đánh nhau là hoạt động đột ngột không qua khởi động nên hay bị rách cơ, giãn dây chằng
Trả lờiXóaMới học thì chủ yếu là tự vệ và đánh nhau, học 1 thời gian cứng cáp rồi thì hạn chế đánh nhau nhưng cơ thể lúc nào cũng trong mức trung bình để tung ra các đòn không đòi hỏi độ giãn cơ khớp cao. Đúng là hiện nay các môn võ phong trào không chú trọng tấn, các môn cổ truyền thì không đủ điều kiện trang bị cho võ sinh nhỏ dụng cụ bảo vệ khớp chứ đừng nói trang bị hiện đại đo lượng vận động phù hợp. Nan đề vẫn còn đó
Trả lờiXóa