Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Cước pháp luận


Thế nào là một cú đá chuẩn?
Dĩ nhiên sẽ có nhiều người nói đó là cú đá có kỹ thuật, sức mạnh, tốc độ, điểm chạm…vân vân. Tuy nhiên khi luyện tập thì đôi khi tất cả những cái đó lạị không đi cùng với nhau. Nếu chú trọng tốc độ thì mất đi lực, chú trọng lực thì mất tốc độ, chú trọng điểm chạm thì mất con bà nó cả tốc độ lẫn lực. Vấn đề ở đây là gì? Xin lưu ý các cụ là em bàn về thực tế mà chúng ta nhiều người mắc phải chứ em không bàn về các siêu sao điện ảnh nhé.
Có cụ nhận xét em cho là chí lý: đá thế đéo nào thì đá miễn là đối thủ lĩnh xong cú ấy là lăn quay. Đây là cụ đang bàn về tính hiệu quả và đó là tổng quát nhất cho cả thi đấu và thực tế. Tuy nhiên điều ấy chỉ là cái đích mà ai luyện võ cũng mơ tưởng và cố đạt tới nó…Nhưng bằng cách nào mới là vấn đề quan trọng.
Dân teakwoondo như cụ Pín chuyên sâu về chân. Cú đá của tea chú trọng tốc độ do vậy phải rất lỏng và sức bật đầu gối rất tốt. Sẽ có vấn đề xảy ra khi dân tea đánh nhau ngoài đường đó là: Bố gí dái đá mày bố xách kiếm bố chém “http://nld.com.vn/75876P0C1002/6-nam...van-bi-bat.htm

Cụ vạn văn nổi tiếng với tuyệt kỹ tam bộ thất cước sao ko dùng?????Mà lại dùng kiếm??

Cụ Pín đá này:
Vâng,sẽ có cụ có thể nói như cụ ngố rằng: Lĩnh cú 540 ấy thì bay cả hàm, em xin thưa ngay là đánh nhau thật em thách cụ pín dám dung cú ấy. Dùng với người ko biết võ cũng khó trúng vì phản xạ đỡ gạt bẩm sinh cũng là đủ để cụ pní nhà ta ngã lăn quay. Nếu đối phương to khỏe thì đá trúng còn nguy hơn đá trượt vì sau khi lĩnh đòn nó điên lên thì nó ghè cụ pín nát mẹ như tương ngay ….cấm cãi.
Sẽ có cụ nói rằng tốc độ càng cao thì lực càng cao. Vâng điều đó đúng trong vật lý nhưng trong võ thì có lúc điều đó không đúng. Vì sao nó không đúng thì các cụ cứ đá thử là cảm nhận được. Nhiều cú đá vào lampo nổ to như bom nhưng đá vào bao cát nặng 50 cân thì thấy yếu xìu he he. Vấn đề ở đây là phản lực. Do chú trọng đến tốc độ để gây nổ lăm nên vo tình quên mẹ yếu tố chống phản lực để tạo độ truyền lực vào đích đá. Khi thượng đài nhiều tay đá lăm pơ toanh toách như máy đã mất mẹ hết niềm tin vào chính kỹ thuật của mình như lài lài:

 http://youtu.be/VL5Cy33RWLo
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=VL5Cy33RWLo

Lực của cú đá là quan trọng nhất. Lực đó đến từ đâu. Xin thưa nó đến đầu tiên là từ những khối cơ trong bộ giò của các cụ và những khối cơ ấy là quan trọng nhất. Kỹ thuật xét sau nhé. Một tay điền kinh như lão Thủy Trọng không tập cước nhưng lão ấy sút vớ vẩn cũng mạnh ngang tay Khương Minh nếu không muốn nói là mạnh hơn. Còn cụ nào muốn xơi thử cú đá của tay cầu thủ như công vinh hay các lốt thì xin chúa phù hộ các cụ….
Tập thế nào để cú đá mạnh……..he he tập chạy là quan trọng nhất.
Sẽ có nhiều phương pháp tập để nâng cao thể chất của chân. Những phương pháp đó tùy theo điều kiện của người tập và võ phái mà người đó theo học. Nhưng chạy bộ, nhảy dây, ép dẻo là những phương pháp mà hầu như môn phái nào cũng phải chú trọng vì tính đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả cao của nó. Nếu các cụ xem nhiều phim chưởng sẽ thấy nhiều dụng cụ cổ quái để tập. Tính hiệu dụng của những dụng cụ này được phóng đại quá cỡ..he he chưởng mà. 
Nếu quê em miền biển thì đây là phương pháp hay.

http://youtu.be/kbXE_R2eL8k

Sau khi có một nền tảng thể lực vững vàng thì em xin bàn đến kỹ thuật đá. Về kỹ thuật đá thì em xin bàn đến ba vấn đề chính là đá vào đâu, đá kiểu gì và lúc nào thì đá.

1.    Đá vào đâu?:
Sư phụ em thường nói: Lũ con gián chúng mày sao cứ thích đá vào mặt nhau. Xét về khía cạnh nào đó thì tung chân đá vào mặt cũng vô nghĩa như quì xuống đấm vào bàn chân địch thủ vậy. Đòn cao nên dung tay đòn thấp nên dung chân vì chân ở dưới tay, đạo lý nó đơn giản thế thôi. Khốn nỗi lũ chúng em thời đó xem phim anh lý nhiều nên he he chỉ thích đá cao.’ DM anh Lý phát cho thơm mồm” Đến khi ra đời nện nhau mới thấy sư phụ nói đúng. Một cú đá từ rốn trở xuống rất khó đỡ và hiệu quả cao gấp nhiều lần một cú đá vào mặt. Một cú low kick vào kheo có thể loại địch thủ ra khỏi vòng chiến trong một tick tắc. và dĩ nhiên luyện những cú đá thấp dễ dàng hơn nhiều so với các thể loại bay lượn. Khốn nỗi, chúng ta nhiều người cứ thích tìm kiếm sự phức tạp hơn là hiệu dụng. Cơ thể con người có nhiều điểm yếu mà khi ăn đòn vô đó là nguy hiểm. do vậy cơ chế phản xạ tự nhiên sẽ có những biện pháp tự nhiên để tự bảo vệ điểm yếu ấy. Ai chả biết đá phát vào bulu là đối phương lăn quay, he he thực tế cho thấy đá vào bulu không dễ như nhiều cụ tưởng. Cụ kempo có lần thề sống thề chết với em rằng: DCM tao đá 3 phát vào hạ bộ nó chát, chát chát…cứ tưởng nó gục ngay…dcm nó không sao mới lạ chứ???!!!!! Thưa cụ kem, ba phát ấy nó thụt mẹ mông lại, khép cái đùi là cú đá của cụ thành vô nghĩa, cụ có đá trúng bulu đâu mà đòi nó gục.
Vấn đề là những điểm mà đối thủ không phòng bị bởi phản xạ tự nhiên sẽ dễ tấn công trúng hơn. Đùi là ví dụ. Nếu cụ chưa xơi một cú đá phạt vào đùi cụ sẽ không biết nó đau đến mức nào…em xin thưa là lăn quay ngay như những cầu thủ bị phạm lỗi và nếu nặng thì mời cụ lên thầy lang Đức đại tá bó thuốc nếu không muốn tập tễnh cả tháng nhé.


Ồ, em không phản đối những cú đá cao, những cú đó có thể hiệu quả trong nhiều trường hợp và nó gắn chặt với yếu tố mà em sẽ bàn trong bài sau là Đá lúc nào.

Đá lúc nào là câu hỏi tương đối dễ trả lời: đó là đá vào lúc địch thủ không nghĩ là ta sẽ đá. 
Nhiều tay tập thái cực đạo thường than phiền với em về ngón chân sưng tướng của mình. Kịch bản là họ tung ra cú đá thẳng hay vòng, địch thủ lùi lại tránh và điểm tiếp xúc đòn là ngón chân quệt vào địch thủ, he he, ngón chân sưng tướng ngay. Vấn đề ở đây là địch thủ đã biết là ta đá nên lùi tránh được do vậy đòn đá của ta không đạt hiệu quả mong muốn. Tại sao địch thủ biết ta đá???vì ta lộ đòn! Tại sao ta lộ đòn thì có một số yếu tố mà em xin liệt kê theo thứ tự sau:

1.    Khoảng cách: đây là yếu tố lộ đòn hàng đầu. Khoảng cách lớn khi mà tay không với tới thì trong đầu địch thủ luôn đề phòng cú đá của ta. Do vậy những cú đá hiệu quả nhất là những cú đá phát ra khi khoảng cách hai bên là tầm đấm. Những huấn luyện viên giầu kinh nghiệm đúc kết rằng: nếu muốn chiến thắng những người cũng luyện võ thì :Xa đấm, gần đá. Nghe hơi nghịch nhĩ nhưng đó là chân lý nếu muốn tạo bất ngờ. Thế nào cũng có cụ phản bác: xa thì đấm thế điếu???gần thì đá thế điếu???chỉ chém gió. Vâng nhà em xin trả lời bằng clip này
Phát động đá kiểu thông báo tao sắp đá đây: Khi tung chân phát cước thì khâu chuẩn bị cho cú đá ấy quá rõ ràng và địch thủ dễ phán đoán. Cái này thì ai cũng biết nếu oánh nhau nhiều. Do vậy người ta thường che đi đòn đá của mình bằng cách đánh lạc hướng đối thủ bằng đòn tay trước khi tung chân đá. Ở nhiều tình huống thì sau khi đối thủ tối mắt với sery đấm thì một cú đá sẽ là sự kết thúc hoàn hảo. Cụ nào cho rằng lướt bụp phát vào đá như anh Lý làm đối thủ đo ván ngay thì he he, eatshit nhế. Đòn đá sau đây là điển hình của lộ đòn khi phát cước:
Tóm lại ta sẽ phát cước khi địch thủ nghĩ ta không thể phát cước thì cú đá sẽ hiệu quả gấp bội.
Đòn đá nói chung không dùng để phát động một cuộc tấn công mà sẽ dùng để phản công và đây chính là tuyệt kỹ của dân thái cực đạo trong thi đấu thể thao khi mà võ sĩ căn đúng thời điểm phát đòn.


Đá kiểu gì còn phụ thuộc rất lớn vào người tập. Trong khi huấn luyện bọn em thường căn cứ vào thể hình của học viên để hướng dẫn họ những kỹ thuật hợp với vóc dáng của họ. Ví dụ, những người nhẹ cân như cụ mabu thì nên tập những kỹ thuật đá mà khi đá thì dung lực xoay và trọng lượng cả người đặt vào cú đá đó. To béo như cụ Gúc thì chớ nên tập đá bay lượn hay xoay người như cụ cửu mà giập mông. Cụ nên chú trọng những cú đá bật đầu gối chớp nhoáng như kim tiêu hay trực tiêu. Chân cứng như cụ Ngố nên tập phạt trụ, phá sườn kiểu muay thai. Nữ giới thì nên tập những đòn đá ở tư thế mà địch thủ không ngờ nhất, lách trái đá phải, thụt xuống đá tốc lên….tóm lại là kỹ thuật đá kèm thân pháp ảo diệu tương tự như môn capoeire, he he, tất nhiên là khó nhưng bất ngờ xuất cước phản công nếu bị rơi vào tình trạng bị bắt nạt thì những thế đá kiểu này là hiệu quả vô đối.
Hiệu quả của đòn đá còn phụ thuộc vào công phu tu tập chân, ngoài việc tập cho cơ chân khỏe còn phải tập cho xương cứng nữa mới đá chết mẹ chúng nó được. Xương không luyện đá vào chân nó có khi mình gãy chân trước thì toi. Luyện cho xương cứng là quá trình lâu dài và gian khổ, để đốt cháy giai đoạn này tốt nhất là đi giầy mõm sắt và thường xuyên đeo shin-guard nếu cụ nào có máu khoái ẩu đả ngoài phố.Clip sau nói về tứ cước của tứ môn mà cũng là tứ cước mà đại lão võ sư Đoàn tâm Ảnh tâm đắc, tống trước Karate, vòng trước muaythai, teakwondo, tảo địa cước(capoeire)

7 nhận xét:

  1. Anh biên đúng về đòn đá của tea rồi, dcm lắm lúc đá trúng sợ hơn đá trượt he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hà hà. chuẩn cmn luôn. Hôm nai tao nghe chuyện mài bình luận về chị em trong sứ quán lúc lái ô tô. Chảng may cái bộ đàm nó kẹt vào táp lô nên giọng mài ông ổng khắp phòng reception. Chết cười

      Xóa
    2. Nói mới nhớ ra he he, em với thằng Long bình luận he he, cô bé lễ tân phải tắt tổng đài he he, đéo nhớ nói cái gì nhưng chắc chắn là tuyền lồn là lồn ha ha

      Xóa
  2. Anh để ý vụ visa của ông bà với con Mai luôn đi, cho Mai nó đi cùng ông bà cho vuôi, cho nó biết đó-đây he he.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ờ, đang tính. Nhẽ tao cho nó đi cho dộng tàm mát

      Xóa
  3. Leo cầu thang bộ có giúp lực đá mạnh lên không anh Bình?

    Trả lờiXóa
  4. Cừ ném vào lồng sắt Ufc thì chả thấy có ông châu Á ( tụ nhận là cai nôi võ thuật) ổn cả kể cả pride bên nhât bổn. Bác việt kiều Cung Le đánh xem cung run vãi. Nhẽ châu Á vừa không có tố chất vừa không thực dụng băng Tai lông. Còn món thái cực đao của cỏn Bín nghé thể dục thể thao thôi.

    Trả lờiXóa