Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Tâm ma.


Hề hề, Tâm ma ko phải danh từ riêng, nó cũng không phải là chuyện ma quỉ kinh dị. Nó là cái điếu gì?

Thằng con bạn hiền lành ngoan ngoãn, gọi dạ bảo vâng, sau một thời gian học võ tự nhiên nó thay đổi tâm tính. Sự thay đổi đó có biểu hiện theo trình tự sau:

1-. Khó gần, khó nói chuyện.
2- Trở nên dễ cáu giận
3-Phản ứng thái quá trước một việc nhỏ
4-Luôn kiếm chuyện để đánh nhau
5- Nghiện ẩu đả, đâm chém ngoài đường.
6-Đi tù

Chúng tôi gọi hiện tượng đó là tâm ma. Vậy tâm ma đến từ đâu?

Tôi biết  một vị võ sư hiền lành, Ông có nhiều môn đệ giỏi.. Ông luôn nêu cao tinh thần võ đạo và luôn giáo dục chúng nó về tinh thần đó nhưng rất nhiều đệ tử của ông vẫn vướng vào tâm ma.
Ban có thể đọc những tin trên mạng như:

Và bạn tự hỏi tại sao lại thế?Câu trả lời là bị vướng he he:TÂM MA cmnr.

Theo nghiên cứu của học viện thể thao newsky. Tâm ma đến chủ yếu  từ kỹ thuật và cách mà người thầy truyền thụ những kỹ thuật ấy. Với những võ sinh đang tuổi thanh niên nông nổi, cách truyền dạy những kỹ thuật đánh người phải vô cùng tinh tế. Những môn võ càng hiệu quả thì số môn sinh rơi vào tâm ma càng lớn nếu cách truyền dậy của người thầy không tinh và khéo. Hãy làm rõ ý trên qua việc xem xét  môn tán thủ và quyền anh:

1- Đây là môn võ hiệu quả trên võ đài và ngoài phố bởi tính đơn giản và quyết liệt.
2- Rất nhiều võ sĩ tán thủ, quyền anh dính vào tâm ma.

Rất nhiều võ sĩ cuả hai môn võ này đã dính vòng lao lý và nhiều người trong số họ phải trả giá bằng mạng sống của mình. Lỗi dĩ nhiên thuộc về họ nhưng giả sử họ không học võ đó mà học AIKIDO hay JUDO, thì chắc chắn họ không dính TÂM MA và đời họ sẽ tốt đẹp hơn.
Sẽ có bạn nói rằng:Không phải ai học quyền anh hay tán thủ đều dính tâm ma. Có người chả học môn nào cũng dính tâm ma. Đúng vậy. Tuy nhiên, chúng ta xem xét sự việc trên góc độ khoa học thuần túy và như tôi đề cập ở trên đó chính là sự tinh tế trong cách truyền dậy của người thầy
Con người là thực thể phức tạp. Một chiêu thức truyền dậy cho võ sĩ A chả gây nên phản ứng tâm lý nào nhưng chiêu thức đó được truyền dậy cho võ sĩ B sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý tiêu cực. Huấn luyện viên phải vô cùng tinh tế để có thể nhận thấy những hiệu ứng đó của học viên để điều chỉnh. Chiêu thức càng bạo liệt, tâm ma đi kèm nó sẽ càng lớn và cần một liệu pháp tâm lý để hóa giải. Và đây chính là nơi thể hiện bản lĩnh người thầy.

Xin nêu vài ví dụ hóa giải tâm ma:
Hãy căn cứ vào từng võ sinh để đưa ra phương pháp truyền dạy: Võ sĩ A tính tình hiếu động: Hãy dạy võ sĩ ấy phòng thủ là chủ yếu và mọi phưng án tấn công đều phải dựa vào nền tảng phòng thủ và né tránh.
Võ sĩ B hung hăng hiếu chiến: Hãy rèn cho nó thể lực và chú trọng đặc biệt vào những bài tập mang tính kiên trì. Sự tiêu hao năng lượng trong các bài luyện thể lực và tính kiên trì sẽ làm bớt tính hung hăng của võ sĩ này.

Ồ, sẽ có vô số cách để tránh tâm ma và người thầy luôn phải chú ý tới vấn đề này khi truyền dậy kỹ thuật cho những môn sinh trẻ tuổi.




4 nhận xét:

  1. Nếu anh Hốc biết có người thầy nào dư vầy chỉ cho ku iêm cái, đcm dững thầy nài theo iêm chỉ có trong phim kiếm hiệp.

    Trả lờiXóa
  2. Little Bird khăn gói đi học anh Hốc đi chứ còn hỏi gì

    Trả lờiXóa
  3. bai nay con doc thay hay lam thay oi

    Trả lờiXóa
  4. Anh Hok nói hay dưng mà khó đấy, những thằng có Tâm Ma là những thằng hăng hái, nhiệt tình, nhanh nhẹn, dạy 1 lần nó tập được ngay. Những thằng Tâm Phật thì chậm chạp ngu si, dạy mãi đéo hiểu. Nhiều khi theo cảm hứng, các thầy dạy cho thằng Tâm Ma nhiều hơn- vì nó học nhanh, còn dạy cho thằng Tâm Phật nhiều lúc chán bỏ mẹ !

    Trả lờiXóa